Facebook Ads là gì? 5 Điều cần biết về Ads Facebook 2023
Quảng cáo Facebook hay Facebook Ads là gì? Tại sao phải sử dụng Facebook Ads? Những ai nên sử dụng công cụ này? Làm thế nào để target Facebook Ads?
Có phải đây là những gì bạn đang thắc mắc? Hãy cùng tôi giải quyết những câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.
Facebook Ads là gì?
Facebook Ads (viết tắt của Facebook Advertising) là một dịch vụ quảng cáo của Facebook. Đây là dạng quảng cáo được trả phí để hiển thị những chương trình khuyến mãi, ưu đãi hoặc sản phẩm đến những đối tượng khách hàng tiềm năng trên Facebook và những mạng xã hội liên kết với Facebook.
Chờ đã, vậy có nghĩa là bạn có thể quảng cáo trên Facebook?
Nếu đấy là phản ứng của bạn sau khi nghe định nghĩa Facebook Ads thì bạn có vẻ hơi đi sau thời đại “nhiều” chút rồi. Nhưng đừng lo lắng, tôi đang giúp bạn đây.
Cách nhận biết Facebook Ads
Bởi vì Facebook nhận được rất nhiều dữ liệu từ người dùng (tất cả đều nhập thông tin một cách tự giác về độ tuổi, giới tính, địa điểm và sở thích). Nên họ biết được những người này là ai và thích gì.
Bởi vì lẽ trên, Facebook hiểu rất rõ về khách hàng của họ. Do đó họ có thể “phân phát” những target ads (quảng cáo nhắm đến đối tượng). Bao gồm những món hàng đến những người dùng có khả năng sẽ mua.
Ví dụ cụ thể như:
Gần đây tôi có tham gia vào một mang tên Udemy (một loại khóa học trực tuyến).
Thế là Facebook nhanh chóng thu thập dữ liệu này và xác định rằng tôi quan tâm đến những khóa học liên quan đến game. Ngay sau đó, họ bắt đầu hiển thị những loại quảng cáo trên Facebook nhắc tôi đăng ký một khóa học về thiết kế video games.
Sẽ có nhiều người nghĩ rằng “Bạn đã vào Group Udemy, đây chỉ là một bài đăng từ họ thôi. Làm sao mà bạn có thể chắc rằng đây là quảng cáo?”
Chính xác! Vậy làm thế nào để biết nó là quảng cáo?
Có một vài tính năng mà quảng cáo Facebook nào cũng có, và chính những tính năng này đã phanh phui bản chất quảng cáo của nó. Bạn có thể xem hình dưới đây để biết các dấu hiệu của một bài quảng cáo.
Không thể nhầm lẫn với những bài đăng thông thường được, đúng không nào?
Bạn có thể nhìn thấy chữ “Sponsored” ngay bên dưới tên của Fanpage, nút “Like Page” trên góc phải. Và cuối cùng là nút CTA – Signup. Những bài đăng thường sẽ không có những cài đặt hiển thị như thế.
Ngoài loại quảng cáo bài đăng, còn có những quảng cáo hiện ở thanh bên, trông giống như biểu ngữ. Bởi vì Facebook liên kết với Instagram, nên một khi sử dụng FB Ads, bạn cũng có thể dùng tính năng liên kết tài khoản và chạy quảng cáo trên Instagram. Một công đôi việc đúng không nào?
Các loại Facebook Ads
Các định dạng quản bạn đang thắc mắc Facebook phụ thuộc vào mục tiêu quảng cáo của người sử dụng và loại quảng cáo người chạy định áp dụng.
1. Quảng cáo theo mục tiêu
Mục tiêu có thể ảnh hưởng đến vị trí (Facebook, Instagram, Messenger….) nơi quảng cáo Facebook có thể xuất hiện.
Có 3 loại quảng cáo trên Facebook theo mục tiêu bao gồm:
- Awareness (Nhận thức): Nhắm mục tiêu là phần đỉnh của sale funnel. Quảng cáo này xây dựng nhận thức và sự quan tâm hàng đầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn bằng cách tăng:
- Brand Awareness (Nhận thức về thương hiệu) – Khuyến khích khám phá thương hiệu của bạn
- Local Awareness (Nhận thức địa phương) – Khuyến khích khám phá doanh nghiệp địa phương của bạn. (tùy chọn nhắm mục tiêu giới hạn, mục tiêu dựa trên mức độ gần gũi với doanh nghiệp)
- Reach (Phạm vi tiếp cận) – Hiển thị quảng cáo của bạn với số lượng người tối đa có thể. (số lượng có hạn)
- Consideration (Xem xét): Loại quảng cáo này khiến mọi người bắt đầu suy nghĩ về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Và tìm kiếm thêm thông tin về nó, có thể nhìn thấy qua các mục tiêu quảng cáo tăng:
- Traffic – dẫn mọi người đến một trang trên trang web của bạn
- Engagement – Thúc đẩy engagement với doanh nghiệp bạn
- Page Likes – Tăng lượt thích trang Facebook
- Post Engagemen – Tăng sự tương tác với một bài đăng cụ thể
- Offer Claims – Khiến mọi người yêu cầu một đề nghị
- Event Responses – Thu hút mọi người tham dự một sự kiện
- App Installs – Tạo cài đặt ứng dụng
- Video Views – Tạo lượt xem trên video
- Lead Generation – Có được khách hàng tiềm năng mới thông qua hình thức khách hàng tiềm năng mà người dùng Facebook có thể điền vào ngay trên nền tảng
- Messenger Ads – Gửi quảng cáo cho mọi người ngay vào tài khoản Facebook Messenger của họ.
- Conversion (Chuyển đối): Quảng cáo này chuyển đổi, khuyến khích mọi người thực hiện một hành động cụ thể hoặc mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bao gồm các mục tiêu quảng cáo tăng:
- Conversion – Thúc đẩy hành động trên trang web của bạn
- Product Catalog Sales (Danh mục sản phẩm Bán hàng) – Thúc đẩy doanh số
- Store Visits (Lượt truy cập cửa hàng) (Tính khả dụng hạn chế) – Lưu lượng truy cập đặt chân đến cửa hàng
2. Quảng cáo theo thể loại
2.1 Hình ảnh
Bạn nên sử dụng image của sản phẩm hoặc thương hiệu của muốn quảng cáo. Danh sách đầy đủ các định dạng ảnh được hỗ trợ bao gồm:
- JPEG
- JPG
- PNG
- PSD
- TIF
- TIFF
- WBMP
- WEBP
- XBM
- BMP
- DIB
- GIF
- HEIC
- HEIF
- IFF
- JFIF
- JP2
- JPE
Tuy nhiên Facebook đề xuất file ảnh tỉ lệ 1.91:1 đến 4:5. Chỉ có 20% text trong ảnh và được lưu dưới dạng jpg hoặc png.
2.2 Video
Thêm nhiều image chuyển động trong quảng cáo để làm cho nó bắt mắt hơn trong News Feed.
2.3 Trình chiếu
Trình chiếu kết hợp hình ảnh hoặc video, văn bản và âm thanh, có thể bao gồm 3-10 ảnh hoặc một video trong một quảng cáo trình chiếu.
2.4 Carousel (Quảng cáo băng chuyền)
Carousel Ads hiển thị tối đa 10 ảnh hoặc video trong một quảng cáo, mỗi quảng cáo có một liên kết riêng.
2.5 Trải nghiệm tức thì
Trải nghiệm tức thì sẽ mở ra khi người xem ấn vô quảng cáo trên di động của họ. Việc tạo một trải nghiệm như trên sẽ làm nổi bật thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo.
2.6 Bộ sưu tập
Định dạng bộ sưu tập bao gồm nhiều sản phẩm và sẽ mở ra như một trải nghiệm tức thì khi có người tương tác với nó. Khách hàng có thể khám phá và duyệt các sản phẩm mua từ điện thoại của họ trong một cách trực quan.
Facebook Ads hoạt động như thế nào?
Quảng cáo Facebook nhắm mục tiêu người dùng dựa vào vị trí, độ tuổi, nhân khẩu và thông tin cá nhân.
Đối tượng sẽ do bạn chọn lựa thông qua các thao tác trong cài đặt quảng cáo. Sau khi tạo quảng cáo, bạn có thể đặt ngân sách và giá thầu cho mỗi lần khách hàng nhấp (CPC- cost per click) hoặc cho mỗi hàng nghìn lần hiển thị.
Việc quan trọng nhất trong quảng cáo Facebook là target – nhắm mục tiêu quảng cáo. Bạn có thể xem ví dụ của bảng tùy chỉnh Targeting Options dưới đây:
Bạn sẽ cần phải điền:
- Location (Vị trí)
- Age – Gender (tuổi và giới tính)
- Interests (sở thích)
- Broad Categories (Danh mục mở rộng) – bạn có thể chọn những hoạt động hoặc sở thích mà khách hàng của bạn thường có.
Facebook Ads sau đó sẽ dùng những thông tin này để tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho bạn và hiển thị quảng cáo của bạn cho họ.
Để hiểu rõ hơn cách target thì hãy xem phần tiếp thep trong bài viết nhé.
Những ai nên quảng cáo trên Facebook?
Một quy tắc ngầm mà bạn cần phải biết đó là phải luôn kiểm tra các kênh Marketing mới (đặc biệt là các kênh nổi tiếng, dễ xảy ra hiện tượng cầu vượt cung làm tăng giá cả). Bạn cần phải xem xét xem công ty của bạn có phù hợp với mạng lưới tiếp thị đó hay không trước khi bắt tay vào làm.
Facebook cũng không phải ngoại lệ, có khá nhiều doanh nghiệp đã gặp thất bại khi chạy quảng cáo trên Facebook bởi vì họ không phù hợp. Hãy cẩn thận để không biến mình thành 1 trong số họ nhé!
Bạn nên biết rằng quảng cáo Facebook thiêng về hiển thị hơn là tìm kiếm. Nó được tạo ra để tạo ra nhu cầu chứ không phải là để đáp ứng, bởi người dùng lên Facebook để kết nối với bạn bè chứ không phải tìm sản phẩm để mua.
1. Low-Friction Conversions – Chuyển đổi tương tác thấp
Những doanh nghiệp đã từng thành công khi sử dụng quảng cáo Facebook thường sử dụng chiến lược: yêu cầu người dùng đăng ký – không ép mua. Hay còn gọi là những yêu cầu Low-friction conversion – chuyển đổi tương tác thấp.
Bạn cảm thấy chưa hiểu lắm? Vậy hãy xem ví dụ sau đây:
Có một khách hàng truy cập vào trang web của bạn nhưng không phải đến để tìm mua món hàng. Anh ta chỉ đột nhiên muốn vào xem hay đơn giản là vô tình nhấn vào quảng cáo. Nếu bạn nhắn tin cho khách hàng này và khuyên anh mua hàng của bạn để tăng ROI thì bạn đã mắc phải sai lầm.
Khi khách hàng vừa vào cửa hàng bạn đã yêu cầu họ mua hàng chắc chắn khách hàng sẽ thấy khó chịu.
Hãy cho họ thời gian để tham quan cửa hàng, sau đó bạn tư vấn thêm để họ chọn lựa. Hoặc bạn cũng có thể giới thiệu ưu đãi cho họ, để khách hàng biết rằng bạn luôn ở đây để cung cấp thông tin khi họ cần.
Người dùng Facebook cũng tương tự, họ rất hay thay đổi và có khả năng cao sẽ thoát web để quay lại Facebook nếu bạn đột nhiên yêu cầu họ mua hàng.
Vì thế, hãy chỉ yêu cầu những chuyển đổi đơn giản như đăng ký tài khoản, đăng ký nhận tin, điền vào biểu mẫu hoặc gửi địa chỉ email (nên kèm theo những ưu đãi). Sau đó bạn có thể dùng những thông tin thu thập được để tiếp thị.
Các trang web giao dịch hằng ngày như Groupop, AppSumo và Fab là những ví dụ điển hình về các doanh nghiệp chạy quảng cáo Facebook thành công.
Khi bạn nhấn vào quảng cáo, họ chỉ hỏi về địa chỉ email của bạn, không mời chào, không làm khó chịu. Sau đó họ sẽ gửi thông tin tiếp thị, khuyến mãi thông qua email đến bạn để bán hàng.
2. Mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh phù hợp nhất trên Facebook là kiếm tiền lâu dài. Bạn nên kiếm thu nhập từ người dùng theo thời gian chứ không phải tại 1 thời điểm duy nhất.
Khách hàng có thể đã cung cấp email, nhưng bạn vẫn cần phải xây dựng niềm tin trước khi họ mua hàng.
Bạn cũng không nên trông chờ vào những đơn hàng lớn, những đơn hàng nhỏ lẻ nhưng lâu dài mới là thứ bạn nên hướng tới. Để đạt được điều này bạn cần phải dành nhiều thời gian và công sức để chăm sóc cũng như tiếp thị khách hàng.
- Separated they live in Bookmarksgrove
- Right at the coast of
- The Semantics
- A large language ocean.
- Right at the coast of
- The Semantics
- A large language ocean.
- Separated they live in Bookmarksgrove
- The Semantics
- A large language ocean.
- Separated they live in Bookmarksgrove
- Right at the coast of